Ngày lễ Noel là ngày gì và ý nghĩa của ngày Noel bạn đã biết chưa?

Không khí se se lạnh của mùa đông báo hiệu mùa Noel đã đến, lan tỏa khắp ngóc ngách, ngõ phố, khiến ai cũng nôn nao. Nhưng tại sao lễ Noel được tổ chức trong hai ngày và ý nghĩa của chúng là gì?

Hãy cùng Amedio khám phá trong bài viết này nhé!

Noel là ngày gì?

Lễ Giáng sinh hay Noel là lễ hội kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giêsu, được tổ chức chủ yếu vào ngày 25 tháng 12 hàng năm.

Mặc dù không rõ ngày sinh chính xác của Giêsu, nhưng từ thế kỷ thứ tư, giáo hội đã ấn định ngày 25 tháng 12 là ngày sinh của Người, tương ứng với ngày Đông chí trên lịch La Mã.

Hầu hết tín đồ Kitô giáo ăn mừng ngày này theo lịch Gregory, trong khi một số giáo hội Đông phương dùng lịch Julius, tương ứng với ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory.

Đây là một dịp lễ tôn giáo và văn hóa quan trọng đánh dấu kết thúc mùa Mùa Vọng và bắt đầu mùa Giáng sinh.

Lễ Giáng sinh hay Noel là lễ hội kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giêsu

Sự khác nhau của ngày 24/12 và 25/12

Theo lịch Do Thái, một ngày mới bắt đầu từ lúc hoàng hôn. Do đó, nhiều nơi tổ chức lễ Giáng sinh sớm từ đêm tối ngày 24 (gọi là lễ vọng) trước khi tổ chức chính thức trong cả ngày 25 (gọi là lễ chính ngày).

Bên cạnh đó, vào thế kỷ thứ 4, khi Kitô giáo trở thành tôn giáo chính thức của Đế chế La Mã, Giáng sinh đã được kết hợp với các lễ hội ngoại giáo mừng thần Mặt trời vào ngày 25 tháng 12.

1. Đêm 24/12 – ngày lễ vọng của Noel

Đêm vọng Lễ Giáng Sinh (“vọng” nghĩa là “trông đợi”) là buổi tối trước ngày Lễ Giáng Sinh, bắt đầu từ hoàng hôn ngày 24 tháng 12 hàng năm.

Theo khía cạnh tôn giáo, Lễ Giáng Sinh bắt đầu từ chiều tối ngày 24 tháng 12 vì Kitô giáo kế thừa quan niệm của Do Thái giáo rằng một ngày bắt đầu từ buổi hoàng hôn.

Các nhà thờ thường cử hành một thánh lễ trọng đại vào buổi tối hoặc nửa đêm hôm đó để kỷ niệm sự giáng sinh của Giêsu. Trong Giáo hội Công giáo Rôma, thánh lễ này đánh dấu sự kết thúc của Mùa Vọng trong năm phụng vụ.

Vào đêm đó, tất cả các địa điểm như thánh đường hay mỗi gia đình đều trang trí hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng và tượng Đức Mẹ Maria. Ở xung quanh đó là những chú lừa, một số thiên thần,…

Theo xã hội, tùy theo văn hóa địa phương, đêm vọng Lễ Giáng Sinh là dịp để mọi người trang trí nhà cửa, sum họp gia đình, ăn uống, vui chơi, và tặng quà cho nhau. Ông già Noel tặng quà cho trẻ em là hình ảnh tiêu biểu trong đêm Lễ vọng.

Lễ Giáng Sinh bắt đầu từ chiều tối ngày 24 tháng 12

2. Ngày 25/12 – ngày lễ chính của Noel (Giáng Sinh)

Ngay từ thời kỳ Kitô giáo sơ khởi, dù Giáo hội chưa chính thức cử hành lễ mừng kính sự giáng sinh của Đức Giêsu, ngày 25 tháng 12 đã được coi là sinh nhật của Người.

Clemens thành Alexandria cũng đề cập đến một số ngày khác như 20 tháng 5. Tuy nhiên, trong nhiều thế kỷ, các sử gia Kitô giáo đã chấp nhận ngày 25 tháng 12 là ngày sinh của Đức Giêsu.

Đến đầu thế kỷ XVIII, các học giả bắt đầu đề xuất các cách giải thích khác nhau. Một câu chuyện phổ biến kể rằng lễ Giáng sinh bắt nguồn từ lệnh cấm của chính quyền La Mã đối với các hoạt động Cơ Đốc giáo.

Để tránh né, các tín đồ của Chúa đã bí mật tổ chức lễ Giáng sinh vào sáng ngày 25/12, trùng với ngày lễ Thần Mặt Trời (Feast of the Sol Invictus) của người La Mã.

Nhờ vậy, trong một thời gian dài, những người Cơ Đốc đã có thể hân hoan đón mừng ngày Chúa Giêsu ra đời mà không gặp phải sự cản trở nào.

Khoảng năm 312, hoàng đế La Mã Constantine đệ I quyết định từ bỏ đa thần giáo và theo Cơ Đốc giáo. Từ đó, những người Cơ Đốc có thể thoải mái ăn mừng ngày Chúa ra đời. Đến năm 354, ngày 25/12 chính thức trở thành ngày lễ Giáng sinh.

Việc ấn định ngày 25 tháng 12 làm ngày Giáng sinh không chịu ảnh hưởng từ ngoại giáo; khi Hoàng đế Aurelianus muốn biến ngày này thành ngoại giáo, các Kitô hữu đã tái thích ứng nó thành ngày lễ mừng sinh nhật Đấng Kitô.

Lễ Giáng sinh là dịp để hân hoan, ăn mừng sự ra đời của Chúa Giêsu và lan tỏa thông điệp yêu thương, hy vọng. Đây cũng là thời điểm để gia đình sum họp, quây quần bên nhau và trao đổi quà tặng.

Mọi người thường tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như mở quà, trang trí nhà cửa, tham gia các bữa tiệc, và dành thời gian cho gia đình.

Ngày 25 tháng 12 đã được coi là sinh nhật của Chúa

Biểu tượng của ngày Lễ Giáng Sinh

Khi nhắc đến Giáng sinh thì chắc hẳn ta sẽ nghĩ ngay đến các hình ảnh biểu tượng như cây thông, ông già Noel, những hộp quà xinh xắn hoặc những tấm thiệp chúc với những lời tốt đẹp.

Hãy cùng Amedio Media điểm qua một số biểu tượng đặc trưng mùa Giáng sinh ngay sau đây nhé!

  • Cây thông Noel: Biểu tượng cho sự trường tồn và hy vọng.
  • Ông già Noel (Santa Claus): Mang lại niềm vui cho trẻ em với những phần quà bí mật.
  • Những món quà: Thể hiện tinh thần chia sẻ và quan tâm lẫn nhau.
  • Nhạc Giáng Sinh: Mang đến bầu không khí vui tươi và ấm áp.

Phong tục đón Noel cũng rất phong phú, từ việc trang trí nhà cửa bằng đèn lống, vòng nguyát quế, đến việc tổ chức các bữa tiệc gia đình và trao quà cho người thân.

3. Ý nghĩa của ngày Noel trong đời sống hiện đại

Trong đời sống hiện đại, Noel không chỉ còn là ngày lễ tôn giáo mà đã trở thành một ngày hội mang tính toàn cầu. Đây là lúc để mọi người tạm gác những bộn bề lo toan, quay về sum vầy bên gia đình và thể hiện tình cảm với người thân yêu.

One thought on “Ngày lễ Noel là ngày gì và ý nghĩa của ngày Noel bạn đã biết chưa?

  1. Pingback: Những lời chúc Giáng sinh và Năm mới hay và ý nghĩa nhất 2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *