Kinh tế số là gì, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế số quan trong quá trình chuyển đổi số quốc gia là những vấn đề được nhiều tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp quan tâm. Đảng và Nhà nước đã đưa ra các chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy nền kinh tế số Việt Nam, đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP cả nước, cùng Amedio Agency tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:Chuyển đổi số là gì? Tầm quan trọng của chuyển đổi số
1. Thế nào là kinh tế số?
Kinh tế số là thuật ngữ chỉ các hoạt động kinh tế được thực hiện thông qua sử dụng công nghệ số, internet và các nền tảng kỹ thuật số. Kinh tế số bao gồm các hoạt động như thương mại điện tử, dịch vụ tài chính trực tuyến, tiếp thị số, sản xuất kỹ thuật số và các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Mục tiêu của kinh tế số là tăng cường hiệu quả, tính cạnh tranh và sự kết nối trong kinh doanh và xã hội bằng cách sử dụng các công nghệ số để tạo ra giá trị mới và cải thiện các quy trình truyền thống.
Những điểm đặc trưng cơ bản của mô hình kinh tế kỹ thuật số:
- Sự kết nối toàn cầu: Công nghệ và Internet cho phép các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn cầu kết nối với nhau, mở rộng cơ hội bước chân vào thị trường quốc tế.
- Sức mạnh dữ liệu và thông tin là yếu tố then chốt: Dữ liệu có vai trò quan trọng trọng việc dự đoán xu hướng thị trường, ra quyết định chiến lược, xác định khách hàng mục tiêu,….
- Kinh doanh linh hoạt, tập trung vào trải nghiệm người dùng: Kinh tế kỹ thuật số tập trung vào việc cung cấp dịch vụ, trải nghiệm, tạo ra giá trị cho khách hàng chứ không đơn thuần là bán sản phẩm.
- Quản lý trên nền tảng: Doanh nghiệp quản lý phòng ban, hoạt động sản xuất, phân phối,… trên các nền tảng số và các phần mềm chuyên biệt.
- Sự linh hoạt và đổi mới: Kinh tế số yêu cầu sự linh hoạt và khả năng thích nghi nhanh với sự thay đổi. Doanh nghiệp cần liên tục đổi mới để duy trì và nâng cao vị thế của mình trong môi trường số.
Sử dụng công nghệ vào các hoạt động kinh doanh
Xem thêm:Chính phủ số là gì? Phân biệt Chính phủ số và chính phủ điện tử
2. Một số ví dụ về kinh tế số
Những doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới như: Alibaba, Google, Apple, Amazon là những ví dụ rõ nét nhất về việc ứng dụng các công nghệ, nền tảng số vào chiến lược kinh doanh.
Tập đoàn Google
Là công cụ tìm kiếm có nhiều người sử dụng nhất trên thế giới, Google cung cấp các dịch vụ như: Google Photo, Google Drive, Gmail,… có sự kết nối đồng bộ, liên kết với nhau để khách hàng lưu trữ, quản lý thông tin tiện lợi, thu hút lượng lớn người dùng và đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. Bên cạnh đó, các dữ liệu được thu thập từ các nền tảng trên cũng phục vụ cho Google Ads, cung cấp các quảng cáo tập trung, dễ dàng tùy chỉnh đến đối tượng khách hàng mục tiêu
Tập đoàn Amazon
Amazon không chỉ là một nền tảng thương mại điện tử mua sắm thông thường mà còn là một hệ thống đa dạng các dịch vụ (đám mây AWS, streaming video – Prime Video,…). Tập đoàn Amazon đã sử dụng các dữ liệu thu thập được từ đa nguồn để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tối ưu hóa chuỗi cung ứng.
Tập đoàn Amazon ứng dụng công nghệ vào các hoạt động kinh doanh
Tập đoàn Apple
Bên cạnh sản xuất các sản phẩm công nghệ như iPhone, Macbook,… tập đoàn Apple còn là hệ sinh thái số với cung cấp dịch vụ: iCloud, App Store, Apple Music. Tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm người dùng, tích hợp và liên kết các sản phẩm dịch vụ bằng cách tích hợp các nền tảng số vào trong chiến lược kinh doanh.
Tập đoàn Alibaba
Ngoài việc là một nền tảng thương mại điện tử, Alibaba còn cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến (Alipay), truyền hình trực tuyến (Youku) và đám mây (Alibaba Cloud). Tập đoàn Alibaba đã tận dụng nguồn dữ liệu thu thập được từ các giao dịch hàng ngày, tiến hành phân tích và đưa ra các giải pháp kinh doanh, dịch vụ đa dạng.
Tham khảo: Social media là gì? Chức năng, loại hình và chiến lược kết hợp SEO
3. Vai trò của kinh tế số là gì?
Kinh tế kỹ thuật số có vai trò quan trọng trọng sự phát triển của cả các doanh nghiệp, nền kinh tế quốc gia và cá nhân.
3.1. Đối với cá nhân
Với mỗi cá nhân người dùng,… kinh tế số nâng cao khả năng tiếp cận thông tin, dịch vụ từ nhiều nguồn, từ bất kỳ nơi đâu. Từ đó nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống, mở rộng tư duy cho mỗi cá nhân.
Việc ứng dụng công nghệ song hành cùng các hoạt động kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong các lĩnh vực: Thương mại điện tử, công nghệ thông tin,… Các công nghệ, máy móc hỗ trợ con người làm việc giúp nâng cao hiệu quả, tăng năng suất lao động.
Các cơ hội việc làm về lĩnh vực công nghệ rộng mở
3.2. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh
Có thể nói, công nghệ là một “cánh tay phải” đắc lực của các tổ chức, doanh nghiệp bởi:
Tăng sự kết nối với khách hàng
Kinh tế số giúp các doanh nghiệp dễ dàng kết nối các khách hàng mới từ cả trong nước và quốc tế. Các nền tảng, công nghệ hỗ trợ thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu người dùng giups doanh nghiệp xác định thị hiếu, tạo ra các dịch vụ, sản phẩm chất lượng và tối ưu các phương thức chăm sóc khách hàng.
Tự động hóa các quy trình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng quy mô: Công nghệ, máy móc và trang thiết bị hiện đại giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả hoạt động. Thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đa dạng nguồn khách hàng, tăng doanh thu, nâng cao cơ hội mở rộng thị trường.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh
Thúc đẩy sự đổi mới và khởi nghiệp, cạnh tranh
Sự phát triển của công nghệ điện toán đám mây trí tuệ nhân tạo và những phương thức truyền thông mới tạo cơ hội cho các nhà khởi nghiệp tiếp cận nguồn tài nguyên và khách hàng dễ dàng hơn mô hình kinh tế truyền thống. Tăng sự đổi mới, cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để tồn tại trên thị trường.
3.3. Đối với nền kinh tế chung
Kinh tế số góp phần tăng trưởng và đem lại những lợi ích đến nền kinh tế chung của quốc gia và thế giới thông qua việc tăng năng suất lao động, hợp tác quốc tế, tạo ra các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả,…
Tăng trưởng kinh tế
Việc khai thác các ứng dụng công nghệ mới và sáng tạo trong kinh doanh góp phần đẩy mạnh tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế. Tạo ra các cơ hội mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và phát triển các ngành công nghiệp mới.
Thúc đẩy phát triển kinh tế
Tăng cường năng suất
Chuyển đổi số kinh tế cho phép ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động vận hành, quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống máy móc hiện đại, trí tuệ nhân tạo AI, tự động hóa giúp nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc và quá trình sản xuất hàng hóa.
Tạo ra việc làm
Máy móc, công nghệ sẽ thay thế con người trong một số lĩnh vực song kinh tế kỹ thuật số cũng tạo ra tiềm năng việc làm lớn. Các ngành liên quan đến phần mềm, truyền thông, công nghệ thông tin,… luôn trong tình trạng khát nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi chuyên môn.
Cải thiện chính phủ điện tử
Kinh tế số góp phần thúc đẩy sự phát triển của chính phủ điện tử, các dịch vụ công trực tuyến. Điều này giúp tăng sự minh bạch, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền, đem đến sự cải thiện tích cực, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Thúc đẩy sự hoàn thiện và nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến
4. Thách thức trong phát triển kinh tế số tại Việt Nam
4.1. Thực trạng
Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh về mục tiêu phát triển kinh tế số tại Việt Nam, cụ thể là: Mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP cả nước; năm 2030, kinh tế số chiếm trên 30% GDP, năng suất lao động tăng trên 7%/năm. Mục tiêu năm 2045, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, sản xuất và dịch vụ thông minh dẫn đầu châu Á.
Việt Nam hiện đứng thứ 20 thế giới, đứng thứ 3 tại khu vực ASEAN (sau Singapore và Indonesia) về ứng dụng phần mềm nguồn. Về hạ tầng số, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia toàn cầu về sử dụng IPv6, là 1/20 nước có tỷ lệ sử dụng mạng Internet nhiều nhất (đạt 70,3% dân số). Các công nghệ trí tuệ nhân tạo AI được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: y tế (nội soi, chẩn đoán và điều trị đột quỵ,…), hệ thống giao thông thu phí thông minh,…
Kinh tế số tại Việt Nam có những bước tiến lớn
Báo cáo E-conomy SEA năm 2022 của Temasek, Google và Bain Company dự kiến quy mô kinh tế số Việt Nam có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2050, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 28%, đạt 23 tỷ USD trong năm 2022.
Bộ Thông tin và Truyền thông – cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số cho biết, năm 2022, tỷ trọng kinh tế số Việt Nam đạt 14,26% GDP, cao hơn tỷ trọng năm 2021 là 2,35%. Việt Nam hiện có khoảng 70.000 doanh nghiệp công nghệ thông tin, tổng doanh thu ước đạt 148 tỷ USD.
4.2. Những thách thức chính
Phát triển kinh tế số tại Việt Nam đang có những bước tiến ổn định và đạt được những thành tựu quan trọng song cũng gặp phải những thách thức nhất định.
Mức độ số hóa chưa cao
Mặc dù luôn nằm trong top các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh tại khu vực và trên thế giới nhưng mức độ số hóa của Việt Nam chưa cao so với các nước trong Đông Nam Á và châu Á. Tốc độ số hóa của Việt Nam xếp thứ 70/141 quốc gia (12,06/25 điểm tối đa), chỉ nhỉnh hơn chỉ số trung bình thế giới 0,16 điểm.
Số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế
Nhiều cơ sở giáo dục tại Việt Nam vẫn giữ lối đào tạo, giảng dạy truyền thống, thiếu các tiết giảng thực tế, trải nghiệm thực tiễn để sinh viên có thể theo kịp xu thế phát triển của kinh tế số. Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế về chuyên ngành đào tạo, kỹ năng làm việc, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
Nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi chuyên môn chưa thực sự nhiều
Xuất phát điểm chậm
Việt Nam có xuất phát điểm phát triển kinh tế số chậm hơn với các nước trong khu vực và thế giới. Vấn đề về mặt nhận thức, kiến thức kỹ năng của doanh nghiệp và người dân về kinh tế kỹ thuật số tại các cấp chưa thực sự đồng đều. Bên cạnh đó, sự hạn chế về chuyển đổi số tại một vài địa phương, lĩnh vực, các kế hoạch cho phát triển kinh tế kỹ thuật số chưa thật sự tối ưu cũng làm chậm quá trình số hóa nền kinh tế tại Việt Nam.
Chưa có những bước tiến rõ nét về đổi mới sáng tạo
Phần lớn những đăng ký sáng kiến tại Việt Nam đến từ những công dân nước ngoài, cao gấp 8 – 10 lần so với công dân trong nước. Từ đó có thể thấy, tư duy về đổi mới sáng tạo vẫn chưa thật sự bứt phá. Điều này đến từ nhiều yếu tố (thể chế chính sách, tiềm lực kinh tế,…).
Kinh tế số tại Việt Nam chưa có những bước tiến rõ nét về đổi mới sáng tạo
Cơ sở hạ tầng chưa đồng đều
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho quá trình chuyển đổi số kinh tế tại Việt Nam chưa thực sự đồng đều đặc biệt là các khu vực miền núi, ngoài đảo. Hiện nay, độ phủ sóng của mạng di động 4G đạt 95% tuy nhiên, tốc độ phát triển của công nghệ mới đang diễn ra quá nhanh, việc kịp thời phổ biến, ứng dụng và xây dựng kết cấu hạ tầng để đáp ứng nhu cầu sử dụng công nghệ còn diễn ra khá chậm.
5. Giải pháp phát triển kinh tế số tại Việt Nam
5.1. Nâng cao khả năng nhận thức của doanh nghiệp
Nâng cao nhận thức cá nhân, doanh nghiệp là một trong những việc làm thiết yếu để đẩy mạnh phát triển nền kinh tế kỹ thuật số tại Việt Nam. Các cơ quan nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng các kế hoạch cụ thể, chi tiết với quy mô phù hợp theo từng vùng để phổ cập các kiến thức về chuyển đổi số.
5.2. Hoàn thiện khung pháp lý và thể chế chính sách liên quan
Các cơ quan nhà nước cần kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các thể chế, luật liên quan đến những hoạt động: Khởi nghiệp sáng tạo, kinh doanh trong môi trường số,… để tạo môi trường phát triển toàn diện, có lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp. Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung những tiêu chí phù hợp với thực trạng của kinh tế Việt Nam.
Có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, mô hình kinh doanh mới, thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử và hoạt động kinh doanh. Thu hút vốn đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ số và công nghệ thông tin.
Tạo môi trường phát triển kinh tế số toàn diện cho các tổ chức, doanh nghiệp
5.3. Doanh nghiệp, cá nhân chủ động tham gia vào phát triển kinh tế số
Phát triển nền kinh tế kỹ thuật số cần có sự tham gia tích cực từ cả hai phía: Nhà nước và các cá nhân, doanh nghiệp với tâm thế chủ động, sẵn sàng thử nghiệm, sẵn sàng đổi mới, chủ động ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc biệt là công nghệ thông tin. Doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, hoạt động đào tạo kiến thức về pháp luật, chuyển đổi số.
Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chủ động ứng dụng các thành tựu công nghệ vào hoạt động kinh doanh
5.4. Phát triển hạ tầng số
Để nền kinh tế số được phát triển đồng đều tại tất cả các địa phương, cần chú trọng đến việc xây dựng và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động như thanh toán, giao dịch trực tuyến,… Chú trọng chuyển đổi giao thức internet sang những thế hệ mới, mở rộng kết nối Internet đến các khu vực miền núi, nâng cấp mạng 4G, đẩy nhanh tiến độ phát triển mạng 5G.
Nghiên cứu, phát triển và cải tiến các thiết bị, máy móc hỗ trợ sản xuất, đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa. Thúc đẩy, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp sáng tạo, cải tiến các dịch vụ, hàng hóa thay thế các hoạt động lắp ráp, gia công bằng tay.
5.5. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong môi trường số, các doanh nghiệp cần có các lớp bồi dưỡng, các buổi tập huấn, hướng dẫn sử dụng công nghệ. Các đơn vị giáo dục hướng tới giáo dục thực tiễn, có thêm các buổi học tập thực tế tại doanh nghiệp về cách thức sử dụng, vận hành nền tảng công nghệ trong các hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách quản lý, khuyến khích, huy động, tăng mức đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ dựa trên cơ sở áp dụng mô hình quản trị mới. Định hướng xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tập trung vào các công nghệ “lõi”, các công nghệ số theo hướng lấy doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, trường đại học làm trung tâm, là các chủ thể nghiên cứu.
Amedio Media song hành cùng kinh tế số tại Việt Nam
Amedio Media tự hào góp phần thúc đẩy kinh tế số thông qua cung cấp các giải pháp truyền thông số hiện đại, bao gồm:
- Sản xuất nội dung chuẩn SEO, gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
- Quảng cáo số tích hợp các nền tảng như Google Ads, Facebook Ads.
- Tối ưu hóa hiệu quả marketing bằng phân tích dữ liệu.
Hãy đồng hành cùng Amedio Media trong hành trình chuyển đổi số, góp phần xây dựng tương lai kinh tế Việt Nam thịnh vừng!
. Liên hệ ngay với Amedio Media để nhận báo giá
Hãy để Amedio Media giúp doanh nghiệp của bạn tỏa sáng với dịch vụ chụp ảnh profile doanh nghiệp uy tín, chất lượng. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
THAM KHẢO HÌNH ẢNH